Khi nào cần bơm ga cho điều hòa


Một trong những nguyên do dẫn đến tình trạng máy lạnh không mát đó là điều hòa hết ga. Không chỉ vậy, không nạp ga đầy đủ và định kì cũng là nguyên nhân gây hao phí đáng kể điện năng, giảm tuổi thọ sản phẩm. Do đó, việc nắm bắt điều hòa dùng bao lâu thì hết ga, khi nào cần nạp ga và nạp bao nhiêu là hết sức quan trọng. Tuy nhiên, do không nắm rõ mà nhiều người tiêu dùng đã bị một số thợ điều hòa “tranh thủ” và thu nhiều tiền không chính đáng cho hoạt động kiểm tra và nạp ga này.

Môi chất lạnh hay còn gọi là gas máy lạnh là yếu tố quan trọng đảm bảo hiệu năng làm lạnh và khả năng vận hành. Do đó, một trong những dấu hiệu đầu tiên của tình trạng điều hòa thiếu ga hay máy lạnh hết gas đó là khả năng làm mát kém. Bạn có thể nhận thấy máy điều hòa không khí tốn nhiều thời gian để làm lạnh căn phòng hơn hẳn so với bình thường hoặc cục nóng chạy nhưng dàn lạnh không ra gió mát.

Với một số máy đời mới ứng dụng các công nghệ hiện đại như điều hòa 1 chiều inverter, điều hòa 2 chiều inverter có chức năng thông báo khi máy gặp sự cố, bạn có thể quan sát thất đèn báo lỗi chớp tắt. Ngoài ra, một số máy có thể tự động bật tắt sau khoảng 15 phút.

Dấu hiệu nhận biết phổ biến thứ hai của tình trạng điều hòa hết ga hay thiếu gas này đó là xuất hiện tình trạng dàn lạnh bị chảy nước. Bởi lẽ khi máy lạnh bị xì ga khiến dàn lạnh bám nhiều tuyết thậm chí đông đá bên trong dàn lạnh và gây ra tình trạng nước chảy nhỏ giọt từ điều hòa.
Cuối cùng, dấu hiệu còn lại bạn có thể quan sát thấy khi máy lạnh hết gas hay thiếu ga đó là ống đồng bị bám tuyết hoặc rò rỉ. Nếu tình trạng đầu tiên có thể do nguyên nhân khác, tình trạng thứ hai có thể xảy ra khi máy lạnh bị xì ga thì nếu xuất hiện dấu hiệu thứ 3 này, chắc chắn rằng máy lạnh bạn đang sử dụng đã gặp phải tình trạng điều hòa bị rò ga và thiếu hụt gas lạnh để vận hành bình thường.
Để chắc chắn rằng điều hòa hết ga hay thiếu ga, bạn có thể tiến hành kiểm tra theo các bước sau:
Bước 1: Bật điều hòa ở chế độ lạnh nhất hoặc nóng nhất tùy thuộc vào loại điều hòa bạn sử dụng là 1 chiều hay 2 chiều, tình trạng diễn ra vào mùa nóng hay lạnh.
Bước 2: Kiểm tra dàn nóng xem quạt có đang chạy không, có hơi nóng tỏa ra không.
Bước 3: Kiểm tra ống đồng nối vào dàn nóng của điều hòa có xuất hiện tình trạng đóng tuyết không. Nếu có xuất hiện tình trạng này, khả năng cao điều hòa bạn đang sử dụng đã bị thiếu gas hoặc máy lạnh hết gas.
Bên cạnh đó, nếu điều hòa chạy không mát mà dàn nóng không tỏa ra hơi nóng hay quạt không chạy, bạn cần tiến hành thêm các bước kiểm tra khác để xác định các lỗi và xử lý triệt để. Ngoài ra, cũng cần lưu ý rằng, không chỉ điều hòa hết ga hay thiếu gas mới gây ra tình trạng điều hòa không mát. Ngay cả khi điều hòa nạp nhiều gas quá mức cần thiết hoặc máy nén khí bị lỗi cũng có thể gây ra tình trạng này.

 

Do đó, để khắc phục hoàn toàn các lỗi xảy ra của điều hòa nói chung và tình trạng điều hòa hết ga nói riêng, bạn nên nhờ đến sự hỗ trợ từ nhân viên kĩ thuật có chuyên môn, tránh gây ra những hỏng hóc không đáng có.
Điều hòa dùng bao lâu thì hết gas? Nguyên nhân gây ra tình trạng này là gì?
Rất khó để xác định chính xác điều hòa dùng bao lâu thì hết gas. Có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng này bao gồm công suất hoạt động, công nghệ điều hòa, tần suất sử dụng, loại điều hòa, … Do đó, ngay cả các chuyên gia cũng không thể đưa ra câu trả lời chắc chắn cho câu hỏi điều hòa dùng bao lâu thì hết gas.

Nhiều chuyên gia điện lạnh cho rằng, do hệ thống dẫn gas là tuần hoàn kín. Do đó, nếu hoạt động trong điều kiện bình thường, không xuất hiện rò rỉ thì trung bình, chúng ta có thể sử dụng từ 4- 7 năm mà không xuất hiện tình trạng máy lạnh hết gas hay thiếu ga, tức không cần nạp thêm. Thậm chí, một số gia đình còn khẳng định họ đã dùng đến 10 năm nhưng vẫn đủ ga hoạt động tốt.
Điều hòa dùng bao lâu thì hết gas? Khi nào cần nạp ga điều hòa? 5
Lắp đặt sai cách có thể khiến điều hòa hết ga nhanh hơn
 
Tuy nhiên, cũng có những nguyên nhân khiến điều hòa hết ga nhanh hơn, khiến bạn phải nạp ga sớm và thường xuyên hơn. Trong đó, nguyên nhân phổ biến nhất đó là điều hòa bị rò ga hay còn gọi là máy lạnh xì ga. Do chất lượng ống dẫn không tốt, do bị oxy hóa trong quá trình sử dụng hoặc lắp đặt sai cách, ống dẫn có thể xuất hiện các điểm rò rỉ trên đường ống, tại các van, ở các điểm đấu nối ống, ... khiến gas lạnh thất thoát ra ngoài làm lượng môi chất lạnh tiêu hao nhanh hơn.

Với lỗi máy lạnh bị xì ga như vậy, bạn cần đảm bảo khắc phục triệt để tất cả các điểm rò rỉ bằng cách hàn kín hoặc thay thế ống dẫn mới. Nếu không, sau khi nạp ga, tình trạng điều hòa hết ga sẽ nhanh chóng trở lại, gây tiêu tốn nhiều chi phí kiểm tra và nạp lại gas lạnh.
Một nguyên nhân phổ biến tiếp theo dẫn đến tình trạng máy lạnh hết gas sớm đó là trong khi lắp mới, thợ lắp đặt không kiểm tra và nạp thiếu gas, khiến thiết bị chỉ chạy một thời gian ngắn đã làm mát kém, cần nạp lại gas sớm.

Ngoài ra, cũng có một số trường hợp thợ điều hòa lợi dụng chủ nhà không nắm rõ đặc tính của gas lạnh điều hòa mà thông báo tình trạng điều hòa hết ga, yêu cầu nạp thêm để “kiếm chác”. Vì vậy, bạn cần hết sức lưu ý, tránh mất tiền oan.


Nạp gas bao nhiêu là đủ? Cách tính đơn giá nạp gas bạn cần biết


Do đặc tính khác biệt giữa các loại gas, cách tính mức gas và đơn giá khi nạp cũng sẽ khác biệt với từng loại. Vậy sự khác biệt này cụ thể như thế nào?
Xét về cách nạp: gas R22 là gas R32 có thể nạp bổ sung được. Như vậy, bạn chỉ cần tính lượng gas còn thiếu và nạp bổ sung. Chẳng hạn với điều hòa 9000btu tương đương áp suất gas định mức khoảng 75psi, lượng gas đo được ở máy hiện tại còn 50psi, như vậy, bạn cần nạp thêm 25psi. Tuy nhiên, với gas máy lạnh r410a, do đặc tính là hợp chất gồm 2 khí trộn lại theo tỉ lệ nhất định, bạn không thể nạp bổ sung gas máy lạnh 410a mà buộc phải xả toàn bộ lượng gas còn lại trong máy và nạp mới hoàn toàn dù điều hòa hết ga hay không.

 
Dùng đồng hồ đo lượng gas còn lại để tính toán lượng gas nạp thêm phù hợp


Xét về đặc tính kĩ thuật: Gas R22 có quy trình nạp ga khá đơn giản nhưng gas máy lạnh R410a và R32 lại đòi hỏi trình độ chuyên môn kĩ thuật cao hơn cũng như nhiều thiết bị chuyên dụng. Do đó, tiền công cho thợ kĩ thuật nạp cũng sẽ cao hơn.
Xét về đơn giá: Trong số 3 loại gas phổ biến, gas R22 có giá thành rẻ nhất, sau đó đến gas máy lạnh 410a và đắt đỏ nhất là gas R32. Tuy nhiên, đơn giá môi chất lạnh này còn tùy thuộc vào xuất xứ của loại gas đó. Phổ biến trên thị trường hiện nay là các loại gas được nhập từ Trung Quốc và Ấn Độ, trong đó loại nhập từ Ấn Độ được nhiều chuyên gia đánh giá có chất lượng tốt hơn. Ngoài ra, các loại gas này còn có thể được nhập từ Anh, Đức với chất lượng cao và tiêu chuẩn an toàn khi sử dụng, tuy nhiên, giá thành vì vậy cũng cao hơn nhiều và thường chỉ khi có đơn đặt hàng mới được nhập về sử dụng.
Với những đặc điểm khác biệt như vậy, đơn giá nạp ga điều hòa cũng sẽ có sự khác biệt. Cụ thể, đơn giá nạp gas R22 và R32 có thể tính theo đơn vị psi cần nạp thêm, nhưng với những máy lạnh gas R410A cần xả toàn bộ để nạp lại từ đầu, do đó, giá nạp với loại gas máy lạnh 410a sẽ tính theo đơn giá trọn gói của từng công suất. Không chỉ vậy, giá nạp gas R22 còn thay đổi theo từng công suất điều hòa.